Thành lập tổ khối trong nhà trường

Thứ sáu - 18/04/2014 07:50
   Để việc thành lập các tổ, khối trong nhà trường được thống nhất, đồng thời để có cơ sở thực hiện các chế độ phụ cấp chức vụ cho cán bộ quản lý các tổ, khối. Căn cứ Điều lệ các cấp học, Phòng Giáo dục và Đào tạo Dầu Tiếng hướng dẫn lại việc thành lập các tổ, khối năm học 2011-2012 trong các cấp học như sau:

    UBND HUYỆN DẦU TIẾNG           CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO                 Độc lập  -  Tự do   -  Hạnh phúc

   

Số: 14/PGDĐT-TCCB

Dầu Tiếng, ngày 07 tháng 10 năm 2011

V/v: Hướng dẫn thành lập tổ khối  trong nhà trường năm học 2011-2012

 

                           

Kính gửi:    Các trường Mầm non, Mẫu giáo, Tiểu học, THCS trong huyện.

                                               

          Để việc thành lập các tổ, khối trong nhà trường được thống nhất, đồng thời để có cơ sở thực hiện các chế độ phụ cấp chức vụ cho cán bộ quản lý các tổ, khối. Căn cứ Điều lệ các cấp học, Phòng Giáo dục và Đào tạo Dầu Tiếng hướng dẫn lại việc thành lập các tổ, khối năm học 2011-2012 trong các cấp học như sau:

I. NHỮNG CĂN CỨ PHÁP LÝ ĐỂ THÀNH LẬP TỔ, KHỐI TRONG NHÀ TRƯỜNG:

- Quyết định số 14/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 07/04/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Điều lệ trường mầm non;

- Thông tư số 44/2010/TT-BGDĐT ngày 30/12/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ trường Mầm non ban hành kèm theo Quyết định số 14/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 07/04/2008 của Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Thông tư số 05/2011/TT-BGDĐT ngày 10/2/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục ban hành kèm theo Quyết định số 41/2008/QĐ-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Thông tư 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30/12/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Điều lệ trường tiểu học;

- Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/03/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học;

II. THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG:

Các trường Mầm non, Tiểu học, THCS thực hiện việc thành lập tổ khối lớp, tổ bộ môn, tổ hành chánh quản trị, các phòng chức năng trong nhà trường theo điều lệ trường của từng cấp học đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành theo các quyết định nêu trên.

III. VIỆC BỐ TRÍ CÁN BỘ QUẢN LÝ CÁC TỔ, KHỐI:

Đối với các trường Mầm non, Mẫu giáo:  

Mỗi tổ phải có ít nhất 05 thành viên, dưới 05 thành viên phải thực hiện tổ ghép.

+ Tổ có dưới 8 thành viên chỉ bố trí 01 tổ trưởng.

+ Tổ có từ 8 đến 15 thành viên  được bố trí 01 tổ trưởng 01 tổ phó.

+ Tổ có từ 16 thành viên trở lên được bố trí 01 tổ trưởng, 02 tổ phó.

Những đơn vị có tổng số CBGV-NV dưới 15 thành viên thì thành lập 2 tổ. Hiệu trưởng trực tiếp quản lý Tổ Văn phòng; Phó Hiệu trưởng trực tiếp quản lý Tổ Chuyên môn (không ra Quyết định phân công Tổ trưởng, Tổ phó).

Đối với các trường Tiểu học:  

Mỗi tổ phải có ít nhất 05 thành viên, dưới 05 thành viên phải thực hiện tổ ghép.

+ Tổ có dưới 8 thành viên chỉ bố trí 01 tổ trưởng.

+ Tổ có từ 8 đến 15 thành viên  được bố trí 01 tổ trưởng 01 tổ phó.

+ Tổ có từ 16 thành viên trở lên được bố trí 01 tổ trưởng, 02 tổ phó.

Những đơn vị có số lớp dưới 10 lớp thì thành lập 2 tổ. Hiệu trưởng trược tiếp quản lý Tổ Văn phòng; Phó Hiệu trưởng quản lý trực tiếp Tổ Chuyên môn (không ra Quyết định phân công Tổ trưởng, Tổ phó).

Đối với các trường THCS: 

Mỗi tổ phải có ít nhất 05 thành viên, dưới 05 thành viên phải thực hiện tổ ghép.

+ Tổ có dưới 8 thành viên chỉ bố trí 01 tổ trưởng.

+ Tổ có từ 8 đến 15 thành viên  được bố trí 01 tổ trưởng 01 tổ phó.

+ Tổ có từ 16 thành viên trở lên được bố trí 01 tổ trưởng, 02 tổ phó.

IV. THẨM QUYỀN BAN HÀNH QUYẾT ĐỊNH :

- Việc quyết định thành lập tổ, bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó các tổ chuyên môn và tương đương ở các trường thuộc cấp học Mầm non, Tiểu học, THCS do Hiệu trưởng đơn vị quyết định.

- Sau khi có quyết định thành lập tổ khối thủ trưởng đơn vị phải gửi quyết định chung phân công về Phòng Giáo dục và Đào tạo để báo cáo trước ngày 20/10/2011 (theo mẫu đính kèm).

V. TÊN GỌI CÁC TỔ

1/ Đối với cấp học Mầm non:  Các trường thuộc cấp học Mầm non có các tổ như sau:

1.1. Các tổ chuyên môn: Gồm giáo viên, cấp dưỡng, bảo mẫu (bảo mẫu và cấp dưỡng hợp đồng trong ngân sách),

1.2. Tổ Nhà trẻ: Tổ chuyên môn có tên gọi “ Tổ nhà trẻ”. Mỗi trường (nếu có) chỉ thành lập một tổ Nhà trẻ.

1.3. Tổ Mẫu giáo: Tổ chuyên môn khối có tên gọi “ Tổ  + tên khối”. Ví dụ: Tổ khối Mầm, Tổ khối Lá…

          1.4. Tổ cấp dưỡng: Nếu trường có từ 3 cấp dưỡng trở lên có thể thành lập riêng “tổ Cấp dưỡng”. Nếu dưới 3 người thì ghép với tổ chuyên môn của giáo viên.

          1.5. Tổ văn phòng : Gồm các chức danh văn thư , kế toán, thủ kho - thủ quỹ, nhân viên phục vụ, bảo vệ,  nhân viên y tế...

Ghi chú: Các thành viên Ban giám hiệu trường mầm non được sắp xếp theo từng tổ chuyên môn như tổ nhà trẻ, tổ mẫu giáo, tổ cấp dưỡng hoặc tổ văn phòng.

 

2/Đối với Tiểu học: Có các tổ như sau :

2.1.Tổ chuyên môn: Gồm giáo viên, viên chức làm công tác thư viện, thiết bị giáo dục, phụ trách các phòng chức năng.

           - Tên gọi “Tổ + tên khối lớp”. Ví dụ Tổ lớp Ba .

           - Nếu trong khối có ít lớp thì lập tổ liên khối lớp. Ví dụ: Tổ lớp 4-5

2.2- Đối với các môn Anh văn, Nhạc, Hoạ, Thể dục: Nếu mỗi môn có từ 03 giáo viên trở lên thì thành lập tổ bộ môn. Tên gọi “Tổ + tên môn“. Ví dụ: Tổ Anh văn, tổ Hát-Nhạc, tổ Mỹ thuật …

           Nếu mỗi bộ môn có dưới 3 giáo viên thì thành lập tổ bộ môn ghép. Ví dụ: Tổ bộ môn Anh văn - Thể dục hoặc tổ bộ môn Hát -Nhạc - Mỹ thuật.

2.3Tổ văn phòng: thành lập 01 tổ gồm các chức  danh: Văn thư, kế toán, thủ kho, thủ quỹ, y tế,  phụ trách Đội, thông tin dữ liệu, phổ cập giáo dục, nhân viên phục vụ, bảo vệ…

         Ghi chú: Mỗi thành viên trong Ban giám hiệu được cơ cấu tham gia sinh hoạt 1 tổ.

3/ Đối với THCS:

 3.1- Tổ chuyên môn: Hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng, giáo viên, viên chức làm công tác thư viện, thiết bị giáo dục, cán bộ làm công tác tư vấn cho học sinh của trường trung học, phụ trách các phòng chức năng của trường trung học được tổ chức thành tổ chuyên môn theo môn học hoặc nhóm môn học. Tùy theo số lượng giáo viên bộ môn, mỗi trường có thể có nhiều tổ chuyên môn.

 Tổ chuyên môn có tên gọi như sau: “Tổ + tên bộ môn”.

Ví dụ: Tổ Toán, tổ Văn.

            * - Nếu môn có ít giáo viên hoặc có đủ số lượng thành lập tổ nhưng chưa có điều kiện bố trí tổ trưởng thì có thể thành lập tổ ghép bộ môn. Ví dụ: tổ Toán – Lý, tổ Văn - Sử - Địa.

         Hoặc thành lập 2 tổ: - Tổ Khoa học Tự  nhiên

                       - Tổ Khoa học Xã hội

          *- Trường có số lượng giáo viên thể chất đủ từ 3 giáo viên trở lên thì thành lập tổ “Giáo dục thể chất”  một tổ và ngược lại tổ có số lượng giáo viên ít hơn 3 không đủ số lượng giáo viên theo quy định thìthành lập tổ bộ môn ghép với bộ môn khác, thí dụ như tổ Anh văn – Thể dục.     

3.2. Tổ văn phòng: Mỗi trường có 01 tổ văn phòng gồm các chức  danh: Văn thư, kế toán, thủ kho - thủ quỹ, y tế trường học, giám thị, thông tin dữ liệu, phụ trách Đoàn, Đội, phổ cập giáo dục, nhân viên phục vụ, bảo vệ, ... Ban giám hiệu cần có cơ cấu một thành viên tham gia tổ văn phòng.

Trên đây là những nội dung hướng dẫn về việc thành lập các tổ, khối trong nhà trường Phòng GDĐT đề nghị các đơn vị triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị liên hệ với bộ phận Tổ chức Cán bộ để được hướng dẫn.

 

Nơi nhận :                                                                                      TRƯỞNG PHÒNG

- Như trên;

- Lưu: TCCB.

 

 

 

 

                                                                                Nguyễn Văn Sê

PHÒNG GDĐT DẦU TIẾNG    CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

ĐƠN VỊ………………………..            Độc lập  -  Tự do   -  Hạnh phúc

    

DANH SÁCH PHÂN CÔNG TỔ. KHỐI, PHÒNG, KHOA

NĂM 2011-2012

 

TỔ

HỌ VÀ TÊN

TRÌNH ĐỘ -CHUYÊN NGÀNH

PHÂN CÔNG DẠY MÔN – LỚP

CHỨC VỤ

Văn phòng

 

 

 

 

1

 

 

 

 

2

 

 

 

 

3

 

 

 

 

4

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

 

 

 

….

 

 

 

 

TOÁN

 

 

 

 

1

 

 

 

 

2

 

 

 

 

3

 

 

 

 

4

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

2

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  TỔNG SỐ CBGVNV :  ……người/……..nữ.

                                                                            ………, ngày……tháng……năm ……

        Người lập bảng                                                THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

 

 

 

 

 

 

Tác giả: Nguyễn Văn Cư

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

video
Văn bản PGD

KH số 14/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 13/03/2024. Trích yếu: Phổ biến GDPL năm 2024

Ngày ban hành: 13/03/2024

KH số 12/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 12/03/2024. Trích yếu: thực hiện PC tội phạm, TNXH...

Ngày ban hành: 12/03/2024

CV số 44/PGDĐT-THCS

Ngày ban hành: 12/03/2024. Trích yếu: Dạy thêm, học thêm...

Ngày ban hành: 12/03/2024

CV số 36/PGDĐ

Ngày ban hành: 01/03/2024. Trích yếu: Đánh giá Thư viện

Ngày ban hành: 01/03/2024

CV số 35/PGDĐT

Ngày ban hành: 01/03/2024. Trích yếu: Cuộc thi trực tuyến

Ngày ban hành: 01/03/2024

Thăm dò ý kiến

Đánh giá yếu tố nào quan trọng nhất trong quá trình học tập ?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập12
  • Hôm nay1,036
  • Tháng hiện tại14,226
  • Tổng lượt truy cập978,696
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây