Tinh nhanh Bộ Giáo Dục

Thứ năm - 17/04/2014 10:20

10318890.jpg

10318890.jpg
Tinh nhanh Bộ Giáo Dục

Thông tin Bộ GD-ĐT dự kiến kinh phí trên 34.000 tỉ đồng cho đề án đổi mới chương trình - sách giáo khoa (SGK) phổ thông gây xôn xao dư luận, nhất là khi lãnh đạo Bộ GD-ĐT chưa giải thích cụ thể những việc có thể ngốn số tiền khổng lồ này.

 mvt

Cục trưởng Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục Mai Văn Trinh tại buổi họp báo - Ảnh:  Việt Dũng

Câu chuyện hàng chục ngàn tỉ đồng này lại làm nóng cuộc họp báo định kỳ của Bộ GD-ĐT chiều 15-4.

Chỉ là con số khái toán ban đầu

"Kinh phí chi trực tiếp cho việc biên soạn chương trình - SGK chỉ có 5.000 tỉ đồng thôi. Ngoài ra còn chi cho 7-8 khoản khác nhưng tôi không nhớ cụ thể là những khoản nào"

Ông ĐỖ NGỌC THỐNG

Hàng loạt câu hỏi của báo chí liên quan tới con số kinh phí trên 34.000 tỉ đồng với mong muốn Bộ GD-ĐT giải thích rõ hơn kinh phí này dự chi vào những việc gì, dự kiến huy động từ nguồn nào? Có nằm trong 20% ngân sách chi cho giáo dục không?

Ông Đỗ Ngọc Thống, thường trực Ban soạn thảo chương trình - SGK phổ thông sau năm 2015, được lãnh đạo Bộ GD-ĐT chỉ định giải thích về việc này.

“Đây chỉ là con số khái toán để tạm hình dung về khối lượng công việc sẽ phải làm. Còn khi đề án triển khai sẽ phải cụ thể hóa từng khoản chi, trải qua quá trình thẩm định của Bộ Tài chính, của Quốc hội và nhiều cơ quan liên quan khác” - ông Thống giải thích.

Theo ông Đỗ Ngọc Thống, dư luận bị “sốc” vì hiểu nhầm số tiền chục ngàn tỉ đồng trên chi cho mỗi việc biên soạn chương trình - SGK.

“Có chương trình - SGK nhưng không tập huấn, không chuẩn bị điều kiện tổ chức thí điểm, đại trà thì làm sao chương trình - SGK mới triển khai được?”.

Tuy giải thích thế nhưng ông Thống cũng cho biết cùng với đề án đổi mới chương trình - SGK phổ thông sau năm 2015, còn có hai đề án đi kèm khác là đề án nâng cấp cơ sở vật chất và đào tạo lại đội ngũ giáo viên.

Gói tiền hơn 34.000 tỉ đồng không bao gồm hai đề án đi kèm này. So sánh với mức 70.000 tỉ đồng được Bộ GD-ĐT đưa ra trong dự thảo đề án đổi mới chương trình - SGK từng công bố vài năm trước, ông Đỗ Ngọc Thống nói: “70.000  tỉ đồng là bao gồm cả dự kiến đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học. Còn bây giờ vì đã tách khoản chi này ra nên con số chỉ còn trên 34.000 tỉ đồng”.

"Con số 5.000 tỉ đồng mà anh Thống nói không biết có chính xác không, nhưng chắc chắn bộ sẽ thực hiện theo phương châm khả thi, tiết kiệm, hiệu quả. Còn xác định nguồn tài chính cụ thể để triển khai đề án là thuộc tầm Chính phủ, sau khi được Quốc hội thông qua"

Thứ trưởng PHẠM MẠNH HÙNG

Tuy nhiên theo ông Thống, trong quá trình triển khai biên soạn chương trình - SGK, tổ chức thí điểm, thực hiện đại trà cũng có những việc liên quan giữa đề án chương trình - SGK với các đề án khác.

Ông Thống từ chối trả lời cụ thể về cơ sở để Bộ GD-ĐT “khái toán” là gì, mức tiền chi cho từng khâu trong đề án trên như thế nào, những liên quan về kinh phí giữa các đề án độc lập...

Phân trần thêm, ông Thống nói “trong bối cảnh hiện nay mà đưa ra con số cụ thể, chính xác về kinh phí là cực kỳ khó khăn vì đề án sẽ trải dài cả chục năm tới, sẽ có nhiều thay đổi chưa tính trước được”.

Đại diện Bộ GD-ĐT cũng từ chối bình luận về số tiền 100 tỉ đồng mà có chuyên gia giáo dục cho rằng “đủ để viết một bộ SGK phổ thông cho 12 lớp học”.

Trong phần kết luận, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Mạnh Hùng khẳng định Bộ GD-ĐT sẽ quyết tâm xây dựng đề án theo hướng khả thi, tiết kiệm, hiệu quả.

Ông Hùng cho rằng kinh phí 3.400 tỉ đồng báo cáo ở Ủy ban Thường vụ quốc hội là con số khái toán trên cơ sở những việc phải làm và theo quy định về định mức tài chính.

“Khi xây dựng đề án, bộ trưởng, các lãnh đạo bộ cũng như lãnh đạo cục, vụ đều quán triệt chỉ đạo của Chính phủ trong việc triệt để tiết kiệm và không làm thất thoát. Sau khi nhận ý kiến góp ý từ phiên họp tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội, bộ nghiêm túc tiếp thu và tiếp tục hoàn thiện vì nếu không làm được, nghị quyết đổi mới sách giáo khoa sẽ không được thông qua” - ông Hùng nhấn mạnh.

Vẫn quyết tâm trình Quốc hội vào tháng 5-2014

Trả lời Tuổi Trẻ về các ý kiến tại cuộc họp Thường vụ Quốc hội ngày 14-4 cho rằng đề án đổi mới chương trình - SGK của Bộ GD-ĐT quá sơ sài, không đạt yêu cầu để trình Quốc hội, ông Đỗ Ngọc Thống cho biết: báo cáo tại phiên họp đúng là còn sơ sài nhưng đó không phải đề án. Hồ sơ liên quan tới đề án đổi mới chương trình - SGK dày dặn hơn, được xây dựng trên cơ sở khoa học và thực tiễn, kết quả nghiên cứu khảo sát ở nhiều vấn đề khác nhau.

“Dĩ nhiên chúng tôi sẽ tiếp thu góp ý của Thường vụ Quốc hội, bổ sung những điểm còn chưa ổn để đề án thuyết phục hơn. Dự kiến ngày 25-4 này, Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội sẽ chính thức thẩm định hồ sơ đề án đổi mới chương trình - SGK phổ thông. Dựa trên kết quả thẩm định đó, Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội mới có ý kiến đề án có thể trình Quốc hội được không. Nhưng chúng tôi sẽ quyết tâm để có thể trình đề án này ở kỳ họp Quốc hội vào tháng 5 tới”.

Đại diện Bộ GD-ĐT cũng cho biết điểm khác biệt và nổi bật của đề án này là chuyển từ việc chủ yếu truyền thụ kiến thức sang phát triển năng lực người học. So với lần đổi mới chương trình - SGK năm 2000, lần này sẽ không đầu tư nhiều vào trang thiết bị dạy học mà cố gắng tận dụng những gì sẵn có, tăng cường thí nghiệm ảo, ứng dụng công nghệ thông tin để tránh lãng phí. Quan trọng nhất trong việc đổi mới này sẽ là thay đổi phương pháp dạy học.

“Bộ GD-ĐT sẽ công bố tiêu chuẩn tối thiểu đủ điều kiện để thực hiện chương trình - SGK mới đối với mỗi trường học” - ông Thống khẳng định.

Thi tốt nghiệp THPT: môn ngoại ngữ không có phần viết luận

Tại cuộc họp báo ngày 15-4, ông Mai Văn Trinh, cục trưởng Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục - Bộ GD-ĐT, khẳng định lại việc triển khai đổi mới việc thi cử đánh giá từ năm nay với mục tiêu coi “thi cử là bước đột phá trong việc đổi mới giáo dục phổ thông”.

Trả lời Tuổi Trẻ, ông Trinh cũng cho biết ngoài môn ngữ văn sẽ ra đề theo hướng mới, đề thi môn ngoại ngữ cũng có cả phần trắc nghiệm và phần viết. Nhưng Bộ GD-ĐT chưa đưa vào đề thi yêu cầu viết luận vì yêu cầu đó quá sức đối với học sinh. Để viết luận, học sinh cần nắm kỹ năng viết nghị luận xã hội bằng ngoại ngữ nên sau khi tính toán lại, Bộ GD-ĐT sẽ chỉ đưa vào đề thi ngoại ngữ phần viết với phạm trù rộng hơn. Ví dụ yêu cầu điền vào chỗ trống cho đủ câu, đổi câu chủ động thành bị động và ngược lại...

 

Tác giả: Nguyễn Văn Tú

  Ý kiến bạn đọc

video
Văn bản PGD

702/SGDĐT-GDTrHTX

Ngày ban hành: 02/04/2024. Trích yếu: Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương thông báo công khai danh sách các trung tâm ngoại ngữ, tin học, cơ sở giáo dục kỹ năng sống trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã được cấp phép theo thẩm quyền.

Ngày ban hành: 02/04/2024

KH số 37/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 21/06/2024. Trích yếu: Tuyển sinh MN

Ngày ban hành: 21/06/2024

QĐ số 66/QĐ-PGDĐT

Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: Công nhận BDTX THCS

Ngày ban hành: 12/06/2024

QĐ số 65/QĐ-PGDĐT

Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: công nhận BDTX MN

Ngày ban hành: 12/06/2024

CV số 112/PGDĐT-GDTH

Ngày ban hành: 03/06/2024. Trích yếu: Tổ chức giữ trẻ ...

Ngày ban hành: 03/06/2024

Thăm dò ý kiến

Đánh giá yếu tố nào quan trọng nhất trong quá trình học tập ?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập7
  • Hôm nay218
  • Tháng hiện tại3,591
  • Tổng lượt truy cập1,202,562
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây